Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Câu đối

Đình Chiến

Chào các bạn 7D.

Tớ là Chiến, hồi học lớp 7 tớ lùn (1 trong 7 chú lùn) và nhỏ con lắm, giờ cũng vậy.

Tự giới thiệu là tớ có 2 con:

" mặt mũi giống cha, ngã ba giống mẹ".

Hình như Đoàn Công cũng vậy, trong lớp có bạn nào cùng cảnh ngộ không?

Học trò, đồng nghiệp nói là phải thi lại (bản thân thấy mình xưa nay vốn học dở, thi lại chắc cũng rớt, đang băn khoăn...?)

Hồi đấy tớ ngưỡng mộ các bạn nữ trong lớp lắm, tớ ngồi cạnh CHI, khiếp lắm,hay bắt nạt mấy đứa lùn như tớ, giờ tớ mới dám kể (do ở xa,chứ ở gần thì không dám kể).

Do ngưỡng mộ phái đẹp7D, nên có vế đối đưa ra, cần tìm vế đối lại sao cho "dễ thương-tếu tếu" như sau:

Cô kia,cô kỉa,cô kìa

Trông xinh như thế, cái kia thế nào?

Mời các bạn 2 phái 7D tham dự đố câu đối có thưởng.

Thân ái.Chiến.


Trương Bích Đào

Gà yêu - gà đẹp - gà xinh
Mã thì duyên thế - Liệu còn GÁY không ?????


Bích Ngọc

Hôm trước tớ có kể rằng mấy anh hàng xóm thích thơ của Chiến nhất. Hôm nay, không ngờ một anh về thỏ thẻ khai với vợ bài thơ Gà. Cô vợ liền sang nhà tớ bảo, sao lớp chị có anh nào làm thơ thơ thẩn thế!!!

Tớ mở mạng để hỏi cô ấy xem 'thơ thẩn' chỗ nào, thì lại thấy bài của Chiến, cô ấy đòi đáp lại như sau:

Anh này anh này anh này,

Trông khoẻo dư thế, cái này thế nao.

Cô hàng xóm đính chính lại rằng:

Anh nay, anh nảy, anh này,

Trông khoẻo dư thế, cái này thế nao???


Đình Chiến

Chiến chào Bích Ngọc và 7D.

Tớ chưa gặp Ngọc đã lâu lắm rồi nhỉ.

Từ hồi 7D cơ, Ngọc lớp Văn , Cao kều ,ốm ốm , phải không? đấy là Ngọc ngày xưa theo hồi ức của tớ, vậy mà đã mấy chục năm rồi,các bạn nử đã thành " bà bà nội ngọai cả rồi" mà vẫn vui -và trẻ trung. Tớ vui vì gặp lại các bạn qua email.

Trả lời cô bạn Ngọc là anh bạn Ngọc tên Chiến, họ Hoàng Đình, trước đây học 7D, " lây nhiễm năng khiếu thơ -văn " của nhóm văn,lại hay mơ mộng-lãng đãng,nên sau này lớn tuổi mới tập làm thơ ( còn khi trẻ thì lo đi cày cuốc nuôi 3 con gà mái).

Vậy mới có câu tự sự tâm trạng như sau:

"-Xưa nay ta vốn thích thơ,

Nhưng vì quá bận ,nên giờ mới ra,

Thơ này chỉ đọc trong nhà,

Giãi bày tâm sự,ngân nga tiếng cười."

Vài dòng thăm hỏi,chia sẻ gởi tới 7D và Ngọc.

Về câu " trêu ghẹo" của phái nam:

" Cô kia,cô kỉa,cô kìa,

Trông xinh như thế,cái kia thế nào? "

-Có thể mời bạn Ngọc,7D góp vui ứng xử đối đáp nhiều hơn nữa,làm " ồn ào" hơn nữa cho nó vui,để các bạn thư giãn,cười nhiều,trẻ lâu,... .

Nhìn lại:

Chúng mình đã già rồi nhỉ :

"-Khi ta trẻ,thì họ cần người già,

Khi họ cần đàn bà,thì ta là đàn ông,

Trải qua bao xuân hạ thu đông,

Khi họ cần người trẻ thì ông đã già."

Tớ bổ xung thêm một vế đối khác ,đ các bạn quan tâm đối lại cho vui nhe:

"-Nhị nữ song hành,tung hoành tứ khẩu"

Ngọc cc giùm nhe.

Thân ái tới 7D, cám ơn Dư Loan, Nghĩa nhé. Chiến


Thu Hà

Ngọc ơi, còn cô hàng xóm nhà tớ thì lại đối thế này:

Anh gi anh gỉ anh gì
Nhìn to đến vậy, cái gì chắc hay?


Ái Việt

Chào cả nhà,

Kể về văn học hoa hòe hoa sói thì về đối của Ngọc không thể bằng của Đào, vì còn tu từ "gáy", rồi "yêu",... Nhưng về luật đối thì chắc chắn là hơn, vì Đào đối cốt lấy ý.

Cái chặt chẽ của Ngọc là "kia kỉa kìa" được láy lại trong "nao nảo nào". Tuy nhiên, "trông" phải đối với "nghe" hay "sờ" và "cái" phải đối là "con" mới chuẩn.

Sửa lại cho Ngọc nhưng không đòi bản quyền:

"Anh nào anh nảo anh nao

Sờ khỏe chưa đủ, con nào thế kia"

Nhân đây đố thêm: "Có những cái gì mà vừa là "con" mà vừa là "cái"".


Đoàn Công

Gửi riêng Chiến, sao vẫn nhận là "chú lùn" ?

Xưa nay Chiến vốn mộng mơ

Nhưng vì quá nhỏ nên giờ mới ra

Thơ này chỉ đọc cho bà

Giãi bầy tâm sự cho xa lại gần

Vui là chính, Chiến đồng ý thì gửi cho 7d cười.

Tao cũng có 2 nhỏ đái ngồi.

Thân mến, Công


Đình Chiến

Cám ơn Công đã hỗ trợ BÌNH LOẠN rất vui,lúc nào đấy ngồi lại để TÁM thì XÔM lắm.

Đúng là tớ đã nhầm ( lú rồi, già rồi, nhưng vẫn ham vui), Ngọc lớp toán, chỉ cho tớ vào trang chung, đường dẫn NGHĨA đưa sao không vào được, có lẽ chỉ tớ bị chặn thôi ( vì hay nói tầm bậy, tầm bạ, trúng tùm lum tà la mà ).

-Trả lời Công nhé :

Tớ thì : xấu dây, nhưng tốt củ đấy.

Công thì: tốt dây, nhưng củ thế nào?

Cám ơn các bạn đã TÁM với tớ.Thăm các bạn 7D. Thân ái

Chào Việt nhé, vậy là TÁM vui trên mạng đang được các bạn 7D " góp gió thêm rồi". Gặp lại sau nhé, đến giờ chiều tớ phải đi đón con rồi ( sáng bỏ mối, tối thu gom mà).

Thân ái


Bích Ngọc

Chiến ơi, tớ chưa kịp trả lời thì Dư Loan đã giới thiệu hộ rồi. Lần trước Chiến ra tớ còn đang đi làm nước rút trước khi nghỉ hưu, nhưng có xem ảnh các bạn chụp với Chiến. Thú thiệt hình ảnh bạn ngày xưa và ảnh bạn bây giờ tớ ko nghĩ là 1 người, thôi để đến khi gặp trực tiếp chắc sẽ nhận ra.

Còn tớ ngày ấy là thuộc bên toán, tuy không giỏi như nhiều bạn trong lớp, nhưng tớ cũng thích rành mạch như toán ấy. Sau thơ GÀ của Chiến, Đoàn Công ko hiện diện thì thôi, chứ xuất hiện là nhất nhất 'bênh vực' cái hay của giới mình:

Anh yêu chưa hiểu anh nhiều

Cái kia bí mật thử chiều rồi hay

đối lại các vần thơ 'ngông nghênh' ấy, 'các bà' toán nhất trí:

Cẩn tắc con toán làm ngay

Hay thì chắc ít, loay hoay thì nhiều!!! (U 60 rùi mà)

Vui vui

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Trống - Mái

Thành Công:

Chào cả nhà,
Đình Chiến vì bận lo cho sinh viên thi robocom nên khi giải lao nhớ các bạn 7D đã điện thoại hỏi thăm tình hình lớp mình và gửi lời chúc sức khỏe đến cả nhà.
Đình Chiến gửi tặng cả nhà hai bài thơ.

Bài thứ nhất:

Kiếp sau xin tớ làm chồng
Làm con gà trống sống đời tự do
Ngủ dậy thì gáy O O
Suốt ngày đạp mái chẳng lo trả tiền
Khi chết thì sướng hơn tiên
Người ta cung kính tiễn lên bàn thờ

Bài thứ hai:

Có chú gà trống hoa mơ
Suốt ngày đạp mái bạc phơ mái đầu
Đạp mái có tội gì đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì

Đình Chiến gửi lời chúc 7D vui vẻ với câu thơ kết:
Vui đi kẻo mai mốt già
Núp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân


Xin chuyển cả nhà cùng đọc!
Thân, Thanhcong

Quỳnh Chi :

Trước tiên là cám ơn bạn Đình Chiến đã tặng cả lớp chủ đề Gà Trống. Sau đó là cảm ơn bạn Thành Công đã giúp bạn Đình Chiến chuyển tải bài thơ hay đến cho cả lớp 7D cùng thưởng ngoạn. Tớ chỉ thắc mắc là sau khi đọc xong bài thơ của Chiến, không biết ngoài Đình Chiến ra, có còn bạn nào muốn làm gà trống nữa không. Ngoài những lợi ích to lớn mà bạn Chiến (qua bạn Công) đã nêu ra trong bài thơ, theo một nghiên cứu thống kê mới đây, có đến 70% số gà trống đều đã được thiến để trở thành món Gà Trống Thiến ngon tuyệt vời và bán thì được giá hơn. May quá, gà mà bạn Đình Chiến muốn trở thành ở trong số 30% còn lại. Nhưng một khi đã làm gà thì làm sao biết chắc được lúc nào đó lại bị biến thành món ngon dâng cho đời nhỉ. Cám ơn 2 bạn Chiến Công nhé


Ái Việt :

Hình như câu đầu là "kiếp sau xin chớ làm chồng". Nhìn chung, đại ý hay, chủ đề tư tưởng đúng hướng, tu từ sử dụng nhiều hình ảnh. Chỉ có 1 lỗi chính tả.
Đề nghi thầy Nhân cho 9 điểm.


Quỳnh Chi hỏi khó. Dọa thiến thì còn ai muốn trở thành gà trống. Mà còn quên 10% chưa được đạp mái bao giờ đã bị thịt để cúng giao thừa với tư cách gà sống hoa.

Nhưng nếu bắt buộc phải trở thành gà, thì không biết anh em có ai chọn làm gà mái hay thà thành gà trống để có 20% xác suất sống cuộc đời sung sướng của Chiến nhỉ, cho dù khả năng bị QC ăn thịt nhiều hơn.

Sau khi đọc bài của Hùng Mèo, mình nghĩ có lẽ anh em sẽ muốn trở thành gà mái sạch vì những lý do sau đây:

1. Gà mái muốn đạp miễn phí bao nhiêu gà sống cũng được
2. Gà mái thì không ai có thể thiến nổi
3. Nguy cơ bị chén thịt bằng nhau, nhưng không phải là đêm 30 Tết.
4. Gà sống ở Tây còn bị nguy cơ loại ra khi mới nở ra từ trứng bỏ vào chảo nước sôi hầm lên để làm đồ ăn cho gà mái.

Quỳnh Chi :

Gửi cả hội 7D và gửi riêng Ái Việt.

Về chủ đề GÀ TRỐNG do Đình Chiến và Thành Công xới lên, nay lại có thêm ý kiến của Ái Việt nữa, tớ xin luận bàn thêm về ý “10% chưa được đạp mái bao giờ đã bị thịt để cúng giao thừa với tư cách gà sống hoa” của Ái Việt nhé. Cái 10% ấy là do các cậu tự lừa mình thôi. Cứ tự huyễn hoặc mình là cái loại Trống choai ấy chưa đạp mái bao giờ để mà yên tâm thắp hương cúng giao thừa, còn thực tế thì không bao giờ có thể biết là cái bọn ấy nó đã làm gì/có thể làm gì trước khi được đặt lên mâm cúng một cách kính cẩn vì được cho rằng “còn trong sạch”. Thế nên để loại cái bọn dối trá ấy, tớ gộp hết cả vào đám kia, thành 30% luôn, khỏi lăn tăn, vì thời buổi bây giờ thật giả lẫn lộn hết cả.


Huỳnh Văn Thôn :

Tội cho cái đám GÀ TRỐNG HOA, chỉ xin có 10% thôi mà chị QC vẫn không cho. Thiện tai!!! Thiện tai!!!!


Ái Việt:

Không biết bọn giả danh là bao nhiêu phần trăm QC nhỉ. Thế thì bọn gà sống hoa không có cơ hội hay cố tình không đạp mái thiệt quá. Mất công giữ phẩm tiết để mong được ngày lên thớt để được mọi người sì sụp lạy. Bây giờ lại bị QC cho tiếng là giả danh còn mong nỗi gì. Làm sao khuyến khích tinh thần phấn đấu thành gà sống hoa đây.

Nói chuyện gà qué này mới thấy xã hội gà cũng phức tạp chẳng thua xã hội người Chắc các gà sống cũng đang ngâm với các gà mái bài

"Kiếp sau xin chớ làm gà

Làm thân chó đứng góc nhà cho vui

......" (Nam Sơn lẩy tiếp nhé)


Đoàn Công:

Chào cả nhà,

Đề tài Trống - Mái sôi nổi vui ghê, QC "ghét" tụi gà trống quá nên tôi bênh vực đây :

Kiếp sau lỡ có là gà

Xin đừng làm trống ở nhà Q Chi

Trống hoa, trống thiến,... trống gì

Trắng trong đến mấy cũng bị nghi ... "đi" rồi

Chúc ngủ ngon nhé,


Bích Đào:

Nghe các bạn gà trống gáy mà tớ buồn quá đành phụ hoạ hộ :
Kiếp sau lỡ có làm gà
Mượn Công bộ cánh vào nhà Quỳnh Chi
Sống thì múa lượn vương phi
Chết thành trâm ngọc Quỳnh Chi cài đầu


Bích Ngọc:

Hi các bạn,

Thơ của các bạn tuyệt vời lắm, chắc vì thế tớ cũng tức ra thơ (lần đầu tiên đấy), nhưng phải xin bản quyền của Bích Đào và lưu ý là các bạn trai qua trao đổi vốn vẫn ‘thích’ làm gà, nên như sau:


Kiếp sau nếu được làm gà
Mượn Công bộ cánh vào nhà Quỳnh Chi

Trắng trong, đục vẩn…hoài nghi
Chi làm phép thử anh minh tuyệt vời,

Nhưng ai làm vậy gà ơi

Làm sao gà trống (sống, chết) thảnh thơi cả đời!


Thu Hà:

Cám ơn các bạn đã cho tớ những trận cười thật thoải mái, khỏi phải tham gia "Câu lạc bộ cười" ở vườn hoa Lý Thái Tổ nữa. Bài thơ nào cũng hay. Thế mới biết thầy Nhân dạy giỏi thật vậy nên 7D mới có nhiều tài thơ thế. Nhưng tớ còn băn khoăn một điều, "Chi làm phép thử" thế nào mà "anh minh tuyệt vời" hả Ngọc ơi? Mong có lời giải đáp cho câu hỏi của tớ.


Bích Ngọc:

Ui zùi ui Hà ơi, đúng là Hà được vào toán toàn quốc nên 100% là toán rùi. Mà Hà đã đọc câu thơ thứ tư chưa, 7 d đâu có đến nỗi cứ phải 3 năm rõ mười, nên tài của Q Chi không bao giờ cần phải áp dụng, mà tự mỗi chú gà biết mình hơn ai hết và cái mong của tớ và chắc là của mọi người là chính mình biết về mình nhất, nên làm thế nào để mình sống cho mình, cho gia đình và cho đời được thanh thản nhất, hehe khó đấy.

Mà thơ ở đây vui vui là chính, tuổi bọn mình bây giờ cứ vui cười và chỗ nào thích là sà vào, có triết lý cũng chả giải quyết dc gì đúng ko. Tớ thấy làng thơ sôi nổi quá ( Đoàn Công xưa nay bận rộn, Bích Đào toàn dựa Dư Loan đưa tin, mà lần này tự động lên sàn), nên chen vào nho nhe một tí, chứ hôm qua đi dính mưa đang mệt nằm ốm một mình ở nhà đây. Check maik lướt qua hết mà đến thơ con gà thì xem bằng hết, lại còn reply dc là ko phải 'chuyện thường ngày ở huyện' đâu.

Hihi, còn Hà muốn biết Quỳnh Chi làm phép thử anh minh thế nào thì phải vào Quy Nhơn thủ thỉ xem Quy Chi có hé lộ k nhé.

Chào cả nhà

à, mà Hà cười một mình hay có Khang bên cạnh đấy. Hơi lâu rồi ko thấy Giáo sư góp vui cùng lớp. Tớ hơi mạo muội gộp hết các bạn trai vào nhóm "Thích" giống Quỳnh Chi gộp tất các % lại, có phạm huý bạn nào xin bao dung tha lỗi nhé. Thành khẩn.


Quỳnh Chi:

Úi úi Đào ơi, sao lại thả gà vào nhà tớ thế. Chủ đề gà là Thành Công, Đình Chiến khơi ra đấy, thế nên cậu phải cho các cậu ấy nếm trải ..kiếp gà trước chứ.

Thế nên tớ mượn ý của Đào mà rằng:

Thương thay có chú gà nào,

Mượn tay Đào, thả vào nhà Quỳnh Chi

Chẳng chết cũng Sống còn gì

Cứ như Ái Việt… tránh ngay kiếp gà

Cứ tưởng Gà được đào hoa,

Ai dè yểu tướng, đành ngồi nóc tu (tủ)

Khỏa thân, ngắm chuối, cười thầm

vẫn hơn Công, Chiến đem đi thiến rồi


Dư Loan:

Thế này cần gì anh giáo trẻ hơn 20 tuổi du học ở phương trời Tây về dạy cười Yoga ở vườn hoa Lý Thái Tổ. 7D chúng mình cứ YO GÀ mà cười là trẻ mãi không già và mãi mãi khỏe mạnh rồi cả nhà ạ.
Vui quá đi thôi!!


Ái Việt:

Hay thật,

Tưởng Đoàn Công đã ghê, té ra một con gà sống bị một đàn gà mái đòn hội chợ. Chẳng biết đạp điếc gì ở đâu mà phen này thì chắc te tua rồi. Chắc phải xin làm gà mái hay làm chó cho an toàn thôi.

Thu Nga

Cả nhà ơi, từ bé tới giờ tao hay nghe “gà sống thiến” chứ ít nghe gọi là “gà trống thiến”. Mà cũng lạ, các cụ tổ nhà mình thường dùng từ “HOẠN”, nên mới có Hoạn quan, nghề hoạn lợn…thế mà riêng với GÀ thì lại là “THIẾN” chứ không gọi là “gà trống hoạn” để có vẻ “đẳng cấp” hơn hay sao nhỉ??? Mà nghĩ lại, ngồi chễm chệ trên bàn thờ chỉ thấy GÀ, ngay Ông Táo về trời thì có CÁ. Mâm lại quả sau ngày cưới của nhà trai là đầu Heo quay…chứ có bao giờ CHÓ được vinh quang như thế đâu! Từ xưa nói hay về CHÓ thì ít mà chê bai thì đầy tai. Và dù cho CHÓ khỏe mạnh hay ghẻ lở, khôn hay dại, tất tần tật đều được lung linh hình ảnh răng nhe lởm chởm, thân thui vàng trước khi làm món chó hấp, rượu mận, chả nướng…đâu có an toàn mà Ái Việt lại muốn kiếp này nhỉ, lạ thật, lạ thật đấy.

Thân, Tẫu


Bích Ngọc

Ái Việt có chính kiến gì mới không sau khi Thu Nga chia sẻ kinh nghiệm về chú Vâu vâu.

Nói gì thì nói , chứ thú thật là hôm qua, trong lúc thư giãn với hội hàng xóm nhà mình, mình có đem khoe các bài thơ Trống Mái mà Loan sưu tầm, mấy anh hàng xóm lướt mắt rùi chiiiiii.ỉ khen mỗi bài của Đình Chiến hay (tiết lộ nhưng phải bí mật đấy, vì các anh í cũng được các chị hai yêu quý i dư Ái Việt nhà ta í) và đều phát hiện ra chữ 'tớ' thay = chữ 'chớ', rồi đòi copy vội vã, chắc để về ngâm nghia cho 'thích'.

Đúng thật là đàn ông nhảy!

Chúc Chủ nhật vui vẻ


Đình Chiến

Tớ chưa biết đường dẫn vào chỉnh sửa trực tiếp, nhờ NGHĨA, THÀNH CÔNG chỉnh giúp nhé:

Bài thơ thứ 1:

" Có chú gà trống hoa mơ,

Suốt ngày đạp mái, bạc phơ cả đầu,

Đạp mái có tội gì đâu,

Nếu không đạp mái, sống lâu làm gì,

Ò ó o o, ò ó o o,

Đời chỉ thế mà thôi".

Bài thơ thứ 2 ( Ái Việt sửa đúng):

" Kiếp sau xin chớ làm chồng,

Làm con gà trống sống đời tự do,

Ngủ dậy thì gáy o o,

Suốt ngày đạp mái, chẳng lo trả tiền,

Khi chết thì sướng hơn tiên,

Người ta cung kính tiễn lên bàn thờ "

Thân ai

Bích Ngọc

Chiến ơi,

Bài thơ thứ 2 ( Ái Việt sửa sai rồi), tớ thấy cô hàng xóm hớn hở tâm sự về chồng như sau:

" Kiếp sau cho tớ làm chồng,

Làm con gà trống sống đời nhiều lo,

Ngủ dậy chẳng gáy o o,

Suốt ngày đuổi mái, phát lo phát phiền,

Khi chết tưởng thoát lên tiên,

Ai ngờ còn bị tiễn lên bàn thờ "



Những nẻo đường bán xà phòng



Trương Bích Đào

Con gái tôi đi Đức học thạc sĩ luật. Sau ba năm học và một năm làm việc trên đất Đức cháu quyết định ở lại . Chiều con ( Nói thẳng ra là không khuyên được ) vợ chồng tôi đành chấp nhận để con “Thân gái dăm trường xứ người”.Đầu tiên cháu làm việc cho một vài công ty mà chủ là người Đức hoặc người Việt sau đó thì bỏ hẳn và chỉ chí thú vào việc làm xà phòng thiên nhiên . E ngại mẹ không tán thành cháu tự quyết định chung với hai cô bạn cùng học đại học chuyển xà phòng và các sản phẩm dưỡng da về Việt nam bán .Biết tính cháu tôi không hỏi han và tham gia gì nhiều chỉ nhắc con phải cẩn thận . Đột xuất tôi nhận được báo cháu sẽ về Việt nam sáu tuần . Hoá ra việc buôn bán của cháu với các bạn gặp trục trặc . Vốn cháu chuyển về cho các bạn bán và thu tiền . Hàng cứ chuyển còn tiền chẳng thấy đâu . Thương con ngoài thời gian nghỉ tết tôi cùng cháu đi khắp Hà nội và thành phố Hồ chí Minh để tham khảo thị trường . Buổi tối về nhà nhìn con ngồi bên đống xà phòng hỏng do bảo quản không tốt , tháo ra bọc lại , hít hít ngửi ngửi , thu thu xếp xếp , mặt thì cứ đần ra cho đến tận một hai giờ sáng . Đau xót nhìn con gầy rộc và phát ốm vợ chồng tôi quyết định tham gia bán xà phòng cho con .

Việc đầu tiên là chuyển căn phòng của cháu ở tầng hai thành Showroom . Ngay việc này cũng không được đồng thuận nhưng tôi và cháu vẫn quyết định làm .Tiếp theo là việc quay phóng sự trên truyền hình , làm lại trang web và đặt in danh thiếp . Số xà phòng cũ bố cháu nhận phân loại để xử lý . Bánh nào còn tốt thì tháo ra bọc lại , dán lại nhãn mác mới . Bánh nào kém chất lượng thì dứt khoát loại bỏ để dùng dần hoặc cho bạn bè thân thiết .

Do quản lý kém nên loại hàng tốt thì còn ít , mà đa số là hàng bị hư hỏng Hàng bán chạy thì lại không có. Tôi cố gắng động viên cháu và cho đến khi cháu quay trở lại Đức thì công việc xem ra cũng tạm ổn . Vợ chồng tôi nhận việc bán hàng cho cháu bởi lẽ cũng chẳng còn ai , chẳng dám tin ai nữa và thế là hai vợ chồng lúc thì là Giám đốc , khi lại là nhân viên bán hàng kiêm thủ quỹ, cuối tháng lại là kế toán trưởng . Được cái cả hai vợ chồng đều chịu khó nên công việc cũng dần dần đi vào nề nếp và bắt đầu có nhiều khách mua . Số hàng tồn cũng chẳng mấy chốc đã được giải quyết hết .

Vì là bán hàng trên mạng nên nhiều khi cũng phải đi giao hàng cho khách Việc chuyển hàng lắm khi cũng tức cười ( mà cười ra nước mắt) : Khách chỉ mua có hai bánh nhỏ , tổng cộng là chín mươi nghìn đồng mà phải đem giao cho khách vào buổi trưa theo yêu cầu . Trời nắng nóng 39 - 40 độ mà vẫn cứ phải đi Khách bảo ở phố Trần Hưng Đaọ, cứ chắc mẩm ở ngay chỗ Ga Hà Nội, ai ngờ phải đi mãi hết phố xuống tận cổng Bệnh Viện 108 mới tới nơi. Khi đưa hai ba bánh xà phòng cho khách “ Sao nhỏ thế ?” Thế là lại phải tươi cười vồn vã : Loại Mini có ba mươi gam thôi mà chị ! Hai bánh được chín mươi nghìn đồng cộng với mười lăm nghìn tiền ship , cộng lại là một trăm linh năm đồng, vừa đi vừa về dưới nắng nóng gay gắt mất hơn một giờ đồng hồ , ba cuộc điện thoại , tiền xăng xe không đủ , ấy vậy mà vẫn phải tươi cười cám ơn “thượng đế ” , chẳng dám cáu gắt và không quên dặn lại : - Khi nào cần , chị cứ gọi điện thoại nhé !

khách đặt hàng phải giao ở ngõ 3 - Lương Ngọc Quyến (bốn bánh nhỏ nhưng cũng không xa lắm , phải chịu khó vậy ). Loanh quanh dạo đi dạo lại hết phố cổ chẳng tìm thấy ngõ 3 đâu. Đỗ xe, tháo mũ, đeo kính, lấy điện thoại , giấy ghi địa chỉ và số điện thoại. Bấm máy lần 1 , không có ai nghe . Sau 5 phút bấm lại lần 2 cũng vậy . Mười phút thư giãn ngắm phố cổ . Bấm lại lần nữa mà vẫn tút tút kéo dài. Trời ơi là trời , trước lúc đi mình đã điện thoại cho họ rồi cơ mà - Bảo phải mang ngay trong vòng 30 phút . Thế mà lại không ai nhấc máy , nhà lại không tìm được . Hoạ vô đơn chí , thôi đành cầm địa chỉ nhờ ông xe ôm đứng cạnh xem hộ . May quá , ông ta bật cười bảo : - Chị ơi ! Địa chỉ này ở Hà Đông cơ , bao nhiêu khách nhầm , tôi phải chở vào trong ấy nên tôi biết . Chị phải đến Thanh Xuân đi thẳng ,gần đến Hà Đông có ngã tư to đèn xanh đèn đỏ thì rẽ trái , sát tay phải là phố Lương Ngọc Quyến.

Theo chỉ dẫn của ông xe ôm , tôi đã tìm được phố nhưng số 3 - 13 - 23 vẫn chẳng có ngõ 3 . Lại dừng xe, bỏ mũ , đeo kính , lấy giấy , lấy điện thoại và bấm . Ơn trời - Có người nghe máy : “Chị phải đi thẳng vào bên trong sẽ thấy ngõ 1- ngõ 2 rồi đến ngõ 3 (không theo số nhà). Theo chỉ dẫn , tôi đến được ngõ 3 nhưng trời ơi ngõ rộng thênh thang mà sâu hun hút. Vậy thì khách ở đâu ? Quy trình lại lặp lại Dừng xe , bỏ mũ , đeo kính…

“Chị đi thẳng sâu vào bên trong em sẽ ra đón vì chỗ em không có số nhà nên khó tìm lắm. May mắn là có chiếc điện thoại di động nên mất mấy tiếng , ơn trời tôi cũng giao được hàng cho khách .

Một lần khác giao hàng khách mua gọi đến đưa hàng đến phố Trần Thái Tôn . Lại trưa nắng, tên phố thì lạ , hỏi thì được biết là ở Cầu Giấy . Nghe thì gần đến lúc hỏi cảnh sát giao thông thì mới hiểu là Nguyễn Phong Sắc kéo dài . Đây rồi , may quá , chắc là giao được ngay . Thấy một toà nhà cao ngất số 38 được mạ vàng to tướng gắn trên nền đá hoa cương đen bóng , tôi nhẩm tính chắc 62 là toà nhà kia . Ai ngờ đi hết cũng chẳng thấy số 62 đâu cả . “Em chỉ nhận hàng vào 1 tiếng nghỉ buổi trưa nên chị phải đến đúng giờ nhé !”

Lại dừng xe , cởi mũ , đeo kính … “Chị đang ở đâu? Chị phải quay ngược lại đi quá rồi !” Lại phải quay lại …42 - 38 … Làm gì có 62 ?. Dở khóc dở cười , mà trời nắng chang chang . Điện thoại tiếp : “Chị ơi em ở bên này đường cơ , toà nhà Ngân hàng to tướng đấy” . Nhìn sang bên kia đường : Thôi chết tôi rồi , số 62 lừng lững ngay trước mắt mà tôi không biết . Thì ra bên chẵn là số của Nguyễn Phong Sắc cũ . Còn Trần thái Tôn thì lại chuyển thành bên lẻ . Hú vía trao được hàng cho khách ,lại vội quá không mang tiền lẻ nên không có tiền trả lại cho khách , đổi cho ai bây giờ ? May sao “ở hiền gặp lành” , chú bảo vệ trông xe thương tình đổi hộ cho giúp .

Lại một lần khác khách hàng ghi trên mạng là số nhà 36 phố Hoàng Mai tưởng dễ tôi đâm thẳng vào đường Hoàng Mai chẵn tay phải 2-4-6…36 đây rồi nhưng chẳng có ai tên đó cả . Người mua tặng quà sinh nhật nên phải bọc quà và trao tận tay . Gọi điện thoại lại tút tút kéo dài . Thở dài ngao ngán đành theo chỉ dẫn của chị chủ nhà 36 vào làng Hoàng Mai xem sao . Loanh quanh luẩn quẩn tìm mãi chẳng được thôi thì quá tam ba bận lại dừng xe dở điện thoại ra gọi . May quá có tín hiệu “ Chị nhầm rồi tôi ở phía ngoài này cơ - Đối diện cây xăng ý “.Quay đầu xe tôi phóng thẳng một mạch một mạch ra ngoài đường chỗ cây xăng , nhìn ngang nhìn ngửa nào có bóng dáng số nhà 36 . Lại cú điện thoại thứ tư. Nhạc ngân dài nhưng may có người nghe máy “chị ơi tôi đứng ở cây xăng mà không tìm thấy nhà chị - có phải chị ở 36 Hoàng Mai không ạ” “Chị nhầm rồi phải quay ngược ra Bạch Mai , nhà tôi ở 36 phố Hồng Mai cơ mà”. Đi ngược lại ra phố Bạch Mai đến ngõ Mai Hương hỏi thăm đường thì anh xe ôm bật cười ( Chị đang đứng ở phố Hồng Mai rồi còn gì) Ngẩng cổ nhìn lên cột điên nặng cái biển phố Hồng Mai lù lù đâu có cần phải đeo kính . Số lẻ bên traí chẵn bên phải đối diện cây xăng là ngôi biệt thự rộng rãi khang trang với biển số 36 thật to , lần này chắc không nhầm rồi nhưng phải cú điện thoại thứ năm . Ra mở cửa cho tôi là một cô gái trí thức vận đồ đầm xinh xắn, chẳng cần hỏi han gì cả nhận túi quà Cô xách thẳng vào trong nhà khỏi cần phải cám ơn vì bận buôn điện thoại “ Mụ xe ôm” ngán ngẩm nhưng cũng thở phào vì đã giao được hàng .Phóng xe về đến Ngã tư sở đang kẹt xe tôi giật mình vì điện thoại reo . Vội dừng xe tháo mũ nghe điện thoại “ Chị ơi sao chị chưa giao hàng cho em à “ Thôi chết tôi rồi lúc nãy giao hàng không ký nhận ( Chị ơi lúc nãy tôi gọi điện chị chỉ dẫn cho tôi đến nhà và tôi đã trao tận tay chị gói quà sinh nhật rồi cơ mà ) “ Túi quà sinh nhật chứ không không phải bàn ghế à - Thôi chết tôi mua bộ bàn ghế nên tưởng chị là người giao còn quà thì nhận rồi thế nhé “ . Hú vía cũng được một phen thót tim . Thôi về nhà cố gắng trêu cháu cười để làm liều thuốc bổ bù lại vậy ….

Lần khác chuẩn bị đưa hai chaú ở Bỉ ra khách sạn để bay vào Huế tôi nhận được cú điện thoại giao hàng tại số 6 Ngô Quyền “ Chị nhớ giao hàng cho em trước 18h nhé “ Nhìn đồng hồ đã 17h kém 10 thôi đành cầm túi xà phòng leo lên ôtô cùng con đưa cháu đến khách sạn ở Lò Sũ . Ngồi trên xe tôi cứ thấp thỏm lo giờ cao điểm kẹt xe lại nhỡ hàng của khách . May quá chia tay các cháu xong mới 17h40 lên xe chạy thẳng đến ngã tư Tràng Tiền -Ngô Quyền . Vừa đi thằng con trai tôi vừa bảo “ Ai lại đi ôtô giao xà phòng hả mẹ .Thôi con đậu xe ở đây chờ mẹ bắt xe ôm vậy nhé “ mở cửa xe 34 số chẵn đây rồi, xe ôm chẳng có thôi đành đi bộ vậy 34-32-30… đến vườn hoa tập kèn cũng không thấy số 6 .Bấm điện thoại nhìn đồng hồ 17h 50 (Chị ở đâu -Tôi ở trước cửa nhà băng Đông dương - Em đang chờ chị ở trước cửa ngân hàng đây ,em mặc cả cây đen đứng dưới cột cờ ..) Ôi mình đang đứng đây làm gì có cột cờ và cô gái mặc đồ đen nhỉ . Nhìn sang phố đằng trước nhan nhản cột cờ của các cơ quan , thôi đành chạy vậy sắp đến cuối phố Lò sũ thì thấy đủ cả : Số 6 Ngô quyền - Ngân hàng - Cô gái vận đồ đen đứng dưới hàng cột cờ . Thở ra đằng tai mà vẫn bật cười vi từ chỗ nhà băng đông dương đến đây còn ba bốn ngân hàng nữa . Lại điện thoại reo “Mẹ đang ở đâu ? Con đang chờ trước cửa ngân hàng đây ! ” . Lần này không còn túi xà phòng nhưng vừa chạy vừa áp tai nghe điện thoại (Phải chạy vì phố này không được đỗ ô tô , nếu dừng xe lâu bị phạt thì chết) . Con lại chờ trước nhà băng Đông Dương . “Alô mẹ thấy xe của con rồi !” . May quá không có ông công an nào . Trời nóng , khắp người đầm mồ hôi , may mà xe có điều hoà nên nhịp tim tôi trở lại bình thường .

Một lần khác, lại trưa nắng . Vừa thiu thiu mơ màng trong giấc ngủ trưa thì điện thoại reo vang : “Chị mang cho em hai lọ dầu mát xa một trăm ml - Mang ngay nhé ! – ba mươi phút à ? Sao chậm thế ? Em ở ngay Ngọc Khánh đây mà ! Đi nhanh lên nhé !”

Vội vàng cho thêm tinh dầu vào kem , đong đầy lọ , dán nhãn mác , mặc quần áo rồi dông xe chạy hết Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Công Hoan - Ngọc Khánh - Ngõ 84 -Hoa mắt không nhìn thấy biển . Dừng xe , cởi mũ , đeo kính rồi bấm điện thoại : “Chị ơi ngõ 94 hay 84 - Ngõ 84 ngược lại” Thôi đành dắt bộ vậy. Hoá ra biển ngõ 84 treo trên cây nhưng không tìm thấy toà nhà số 4 . Lại điện thoại : “Tôi ở 84 Ngọc Khánh rồi đây , là khách sạn , không có tầng 6 và nhà số 4 !”- “Chị đưa địa chỉ cho bảo vệ rồi hỏi kẻo lạc . Đây là ngõ 84 rồi , chị tìm đi !”. Hết ngõ 84 toàn là số lẻ . Bên phải là bờ mương vào phố Nguyễn Công Hoan . Vòng đi vòng lại hai lượt lại điện thoại : “Không phải phố Nguyễn Công Hoan mà rẽ vào bên trái cơ !”Trời ơi! Ngõ mà đường trải nhựa to tướng, số 4 ngay trước mắt vuông góc với số lẻ là một khách sạn to đùng . Dừng xe , qua bảo vệ vào lễ tân : “Cô là mẹ của Ngân anh à ? - Dạ không - Tôi là người quen ! Cô ngồi đấy chờ , cháu sẽ điện cho chị ấy xuống -Cô uống nước không ?”- Dạ không ! Chị ấy nhắn bảo lên thẳng tầng 6 ! Thế thì đợi đấy cháu bảo người dẫn cô lên !

Theo chân cô nhân viên tôi đi thang máy lên tầng và sáu được chỉ vào phòng riêng của Ngân Anh . “Cô ngồi đi , cháu xem nào ! - Sao mà lại hắc thế ?”

“Mùi tinh dầu oải hương là vậy . Nếu chị ngửi thẳng thì sẽ thấy hắc vì tinh dầu bay thẳng vào mũi . Còn khi chị xoa vào cơ thể khi mát xa ,hương của nó sẽ êm dịu ngấm vào cơ thể và chỉ thấy mùi thoang thoảng mà thôi !” “Thế thì cháu không lấy loại hắc nữa , lấy một lọ thôi, hai trăm năm mươi nghìn đồng hở cô ?” “Cô trả lại đi”. Thôi chết ! Vội đi nên quên mất , trong túi chỉ có ba mươi nghìn đồng. Lại phải nhẹ nhàng : “Cô quên không mang theo tiền lẻ , cháu làm ơn đổi giúp !” Vừa chơi điện tử trên máy vừa điện thoại “ Em lên ngay phòng chị nhé “ .Một cô nhân viên bước vào “Chị gọi em” “Đổi cho chị năm trăm nghìn đồng mang ngay lên nhé”. Cặp mắt và bàn tay vẫn không dời trò chơi . Một lát sau cô nhân viên cầm tiền lên “ hai trăm năm mươi nghìn đồng của cô đây - Còn thiếu tiền ship mười lăm nghìn đồng chị ạ - Gần ngay đây mà cũng phải ship à - Đấy là quy định chị đã xem trên mạng chỉ miễn phí khi mua trên năm trăm nghìn đồng - Thế sao cô không nói trước, đây năm mươi nghìn đồng cô trả lại đi . Cô đã nói cô quên không mang tiền trả lại cháu để lần sau cũng được - Không lần nào trả lần đó cháu có ít tiền lẻ đây cô lấy tạm nhé . Cầm năm nghìn đồng (tám tờ năm trăm đồng và một tờ một nghìn đồng) tôi bật cười chẳng nhẽ nói (Cô đưa cháu năm mươi nghìn đồng để cháu đi chặng đuờng cô vừa đi cộng với năm cuộc điện thoại thì liệu cháu có làm không ?) Nhưng thôi vì con tôi vẫn phải nhã nhặn (Thế cũng được ,cháu cứ dùng thử đi nếu tốt thì mời cháu đến Showroom của cô -gần thôi mà ) ….

Mất hơn một giờ giữa trời trưa nắng vừa đi tôi vừa nghĩ : Ngày xưa mình hay nhại giọng ông Tầu “Ai phá sang , lạc rang đây”- Bây giờ gần sáu mươi tuổi mang dòng máu Tầu nên mình vẫn phải giữ nghiệp “Ai phá sang - lạc rang đây” ……….

Hà Nội tháng 7 năm 2011