Tác giả: Hứa Nam Sơn
Quê hương với ai đó là những căn gác liêu xiêu của Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nơi thuở nào vẫn cùng lũ bạn cởi trần leo trèo, nghịch ngợm. Quê hương với ai đó là con làng chạy giữa trưa hè, nem nép giữa mấy bụi tre và cái giếng khơi. Mấy hôm nay Budapest nóng quá. Mông lung ngồi nghĩ đến người thân, bạn bè, bất giác tôi nghĩ đến người thày cũ. Thày Lân.
Cách đây 30-40 năm Hà Nội nghèo và – ít ra là đối với tôi - mộng mơ hơn bây giờ. Đi tàu điện qua đền Voi Phục đến Cầu Giấy là đó thấy hương vị của đồng quê. Những căn nhà gạch thấp và những túp lều vách đất xếp liêu xiêu như gạch nối giữa phố phường Hà Nội với những cánh đồng lúa của xã Mễ Trì. Hồi đó nếu bạn có dịp qua ngã tư Cầu Giấy, cách cửa hàng ăn uống Từ Liêm chừng ba bốn trăm mét, bạn sẽ thấy một túp lều với bốn vách đất và cái mái ngói lô xô. Đó là nhà thày. Đối với chúng tôi hồi đó, lũ học sinh lớp 6, lớp 7, đến thăm thày là một điều thú vị vô cùng. Dăm bảy đứa vừa trai, vừa gái, đi đường thì cười nói oang oang, đến cửa nhà thày thì im thin thít. Đứa nọ đẩy đứa kia, không đứa nào dám vào trước. Cửa mở hé. Tất cả đồng thanh: “Chào thày ạ”. Nhầm, không phải thày. Mấy đứa con gái cười rúc rích. “Nội thất” của túp lều cũng chẳng khá hơn bên ngoài: Hai cái giường đôi và một cái giường đơn đó chiếm ba góc nhà, còn góc thứ tư kê bộ bàn ghế và cái tủ sách con. Tất cả đều cũ kỹ như nhau. Rồi thày bước ra, cười tươi và đôi mắt rất sáng. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ quá, chưa hề thấy được rằng giữa căn nhà như vậy và nụ cười như vây dường như có cái gì mâu thuẫn, vô lý. Buổi chiều hôm đó thày dạy thêm cho chúng tôi. Hồi đó chưa có chuyện dạy thêm để kiếm tiền như bây giờ. Cuối buổi thày còn giữ chúng tôi ở lại thêm 15 phút để học hát:
“ Bao ngày xa vắng trôi
Còn đâu mái trường xưa”
Hát vậy nhưng chúng tôi đâu có nghĩ rằng ngày tháng trôi nhanh đến như thế. Cuối năm đó chúng tôi chia tay với thày, với căn lớp có bức tường gạch cũ kỹ và nhưng song cửa sổ bằng tre.
Dẫu không quên thày, nhưng sau đó mỗi năm chúng tôi cũng chỉ nghĩ về thày được 1 -2 lần. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi tụ tập lại và đạp xe đạp thành đàn, vừa đi vừa tán gẫu. Thời gian trôi, những câu chuyện tán gẫu của chúng tôi cũng nghiêm túc dần theo năm tháng.
Thấm thoắt đó ba năm. Kỳ thi đại học sắp đến. Đúng lúc đang học thi hết sức thì tôi nhận được giấy gọi nhập ngũ. “ Xếp bút nghiên theo việc đao cung” , thôi đành vậy. Mẹ tôi bận rộn chuẩn bị, lúc thì mang về cái áo may ô dệt kim Đông xuân, lúc thì bánh xà phòng giặt. Thời buổi chiến tranh. Trước hôm lên đường, đúng lúc tôi đang ngồi xếp ba-lô thì thày đến. Vẫn đôi dép lốp, vẫn bộ quần áo ka-ki bạc màu. Và vẫn đôi mắt sáng như thủơ nào. Duy chỉ có nụ cười đượm vẻ lo âu.
- Thày hiểu hoàn cảnh của em. Tuy vậy em vẫn phải học, đừng bỏ phí.
Vừa nói thày vừa đưa cho tôi bộ sách toán của Khin-Chin mà tôi ao ước từ lâu. Tôi lặng người đi. Lũ con gái lắm mồm đó kịp thông báo cho thày chuyện tôi sắp đi bộ đội. Và tôi hiểu thày định nói gì. Bố tôi mất sớm, một mình nuôi ba anh em tôi ăn học là một việc quá sức đối với mẹ tôi.
Những quyển sách thày tặng tôi đó khiến tôi ba lần bị kỷ luật. Đóng quân trên Cổ Nhuế, tối nào tôi đem ngọn đèn dầu nhỏ vào trong màn và bắt đầu đọc. Được ba, bốn tối thì thượng sĩ Vuốt, tiểu đội trưởng phát hiện ra. Anh vớ lấy một quyển và ngắm nghía. Sáng hôm sau anh nói:
- Có đồng chí đọc sách vớ vẩn, không theo đúng điều lệnh…
Lần thứ hai tôi dậy muộn. Một buổi tập trung toàn đại đội, đại uý Sơn chỉ tôi và nói:
- Đồng chí nhiều lần không chấp hành nội quy, đề nghị bước ra khỏi hàng…
Tôi ngỡ ngàng. Từ buổi đầu nhập ngũ tôi vẫn quý anh. Nhiều lần anh nhìn tôi, trong cái nhìn có cái gì lạ lạ. Đến hôm cho phép tôi giải ngũ, anh đưa tôi ra đầu hàng và nói nhỏ:
- Cho cậu về học tiếp. Kỷ luật cậu chứ tớ cũng thèm học lắm. Hoàn cảnh tớ không cho phép…
Tôi về tiếp tục thi Đại học. Sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường. Thời gian trôi, chúng tôi vẫn đều đặn về thăm thày giáo cũ của mình, thày Lân, mỗi năm một, hai lần. Cuộc sống uể oải trở mình. Thày lấy vợ và được nhà trường cho mượn một căn phòng nhỏ. Không to hơn túp lều cũ, nhưng ít ra cũng có bốn bức tường gạch hẳn hoi. Rồi cũng gạch, cũng ngói, cũng cơi nới. Dường như công việc xây dựng không thích hợp với thày. Khéo léo xây đắp kiến thức, tâm hồn cho lũ trẻ tinh nghịch như bọn tôi, hết lớp này đến lớp khác, thày vụng về khi vun vén cho mình.
Lần sau đó chúng tôi tới thăm thày, không phải trong căn phòng mới sửa, mà tại Bệnh viện Việt Nam – Cuba. Mấy đứa con gái vốn lắm mồm giờ đứng im thin thít. Trên giường bệnh, thày nằm mệt mỏi trong bộ quần áo ka-ki bạc màu. Thày chúng tôi, thày gượng cười. Đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp thày…
Hơn ba chục năm đó trôi qua. Mái lều xưa không còn nữa. Căn lớp đơn sơ với những khung cửa sổ bằng tre không còn nữa. Lũ học trũ nhỏ của thày giờ tóc đã bắt đầu điểm bạc. Kẻ thành đạt, người vẫn bươn trải với đời. Tuy đôi ba phương trình toán học, mấy bài quỹ tích thày luyện cho chúng tôi hồi nào không còn giúp chúng tôi trong việc mưu sinh, nhưng hẳn thày vẫn giúp chúng tôi biết cách sống nên người.
Quê hương – hai tiếng thật ngọt ngào. Trên mảnh đất xa xôi đó, ở một góc ruộng, là nơi yên nghỉ của thày tôi.
Budapest, 08.2003
H.N.S
Quê hương với ai đó là những căn gác liêu xiêu của Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nơi thuở nào vẫn cùng lũ bạn cởi trần leo trèo, nghịch ngợm. Quê hương với ai đó là con làng chạy giữa trưa hè, nem nép giữa mấy bụi tre và cái giếng khơi. Mấy hôm nay Budapest nóng quá. Mông lung ngồi nghĩ đến người thân, bạn bè, bất giác tôi nghĩ đến người thày cũ. Thày Lân.
Cách đây 30-40 năm Hà Nội nghèo và – ít ra là đối với tôi - mộng mơ hơn bây giờ. Đi tàu điện qua đền Voi Phục đến Cầu Giấy là đó thấy hương vị của đồng quê. Những căn nhà gạch thấp và những túp lều vách đất xếp liêu xiêu như gạch nối giữa phố phường Hà Nội với những cánh đồng lúa của xã Mễ Trì. Hồi đó nếu bạn có dịp qua ngã tư Cầu Giấy, cách cửa hàng ăn uống Từ Liêm chừng ba bốn trăm mét, bạn sẽ thấy một túp lều với bốn vách đất và cái mái ngói lô xô. Đó là nhà thày. Đối với chúng tôi hồi đó, lũ học sinh lớp 6, lớp 7, đến thăm thày là một điều thú vị vô cùng. Dăm bảy đứa vừa trai, vừa gái, đi đường thì cười nói oang oang, đến cửa nhà thày thì im thin thít. Đứa nọ đẩy đứa kia, không đứa nào dám vào trước. Cửa mở hé. Tất cả đồng thanh: “Chào thày ạ”. Nhầm, không phải thày. Mấy đứa con gái cười rúc rích. “Nội thất” của túp lều cũng chẳng khá hơn bên ngoài: Hai cái giường đôi và một cái giường đơn đó chiếm ba góc nhà, còn góc thứ tư kê bộ bàn ghế và cái tủ sách con. Tất cả đều cũ kỹ như nhau. Rồi thày bước ra, cười tươi và đôi mắt rất sáng. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ quá, chưa hề thấy được rằng giữa căn nhà như vậy và nụ cười như vây dường như có cái gì mâu thuẫn, vô lý. Buổi chiều hôm đó thày dạy thêm cho chúng tôi. Hồi đó chưa có chuyện dạy thêm để kiếm tiền như bây giờ. Cuối buổi thày còn giữ chúng tôi ở lại thêm 15 phút để học hát:
“ Bao ngày xa vắng trôi
Còn đâu mái trường xưa”
Hát vậy nhưng chúng tôi đâu có nghĩ rằng ngày tháng trôi nhanh đến như thế. Cuối năm đó chúng tôi chia tay với thày, với căn lớp có bức tường gạch cũ kỹ và nhưng song cửa sổ bằng tre.
Dẫu không quên thày, nhưng sau đó mỗi năm chúng tôi cũng chỉ nghĩ về thày được 1 -2 lần. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi tụ tập lại và đạp xe đạp thành đàn, vừa đi vừa tán gẫu. Thời gian trôi, những câu chuyện tán gẫu của chúng tôi cũng nghiêm túc dần theo năm tháng.
Thấm thoắt đó ba năm. Kỳ thi đại học sắp đến. Đúng lúc đang học thi hết sức thì tôi nhận được giấy gọi nhập ngũ. “ Xếp bút nghiên theo việc đao cung” , thôi đành vậy. Mẹ tôi bận rộn chuẩn bị, lúc thì mang về cái áo may ô dệt kim Đông xuân, lúc thì bánh xà phòng giặt. Thời buổi chiến tranh. Trước hôm lên đường, đúng lúc tôi đang ngồi xếp ba-lô thì thày đến. Vẫn đôi dép lốp, vẫn bộ quần áo ka-ki bạc màu. Và vẫn đôi mắt sáng như thủơ nào. Duy chỉ có nụ cười đượm vẻ lo âu.
- Thày hiểu hoàn cảnh của em. Tuy vậy em vẫn phải học, đừng bỏ phí.
Vừa nói thày vừa đưa cho tôi bộ sách toán của Khin-Chin mà tôi ao ước từ lâu. Tôi lặng người đi. Lũ con gái lắm mồm đó kịp thông báo cho thày chuyện tôi sắp đi bộ đội. Và tôi hiểu thày định nói gì. Bố tôi mất sớm, một mình nuôi ba anh em tôi ăn học là một việc quá sức đối với mẹ tôi.
Những quyển sách thày tặng tôi đó khiến tôi ba lần bị kỷ luật. Đóng quân trên Cổ Nhuế, tối nào tôi đem ngọn đèn dầu nhỏ vào trong màn và bắt đầu đọc. Được ba, bốn tối thì thượng sĩ Vuốt, tiểu đội trưởng phát hiện ra. Anh vớ lấy một quyển và ngắm nghía. Sáng hôm sau anh nói:
- Có đồng chí đọc sách vớ vẩn, không theo đúng điều lệnh…
Lần thứ hai tôi dậy muộn. Một buổi tập trung toàn đại đội, đại uý Sơn chỉ tôi và nói:
- Đồng chí nhiều lần không chấp hành nội quy, đề nghị bước ra khỏi hàng…
Tôi ngỡ ngàng. Từ buổi đầu nhập ngũ tôi vẫn quý anh. Nhiều lần anh nhìn tôi, trong cái nhìn có cái gì lạ lạ. Đến hôm cho phép tôi giải ngũ, anh đưa tôi ra đầu hàng và nói nhỏ:
- Cho cậu về học tiếp. Kỷ luật cậu chứ tớ cũng thèm học lắm. Hoàn cảnh tớ không cho phép…
Tôi về tiếp tục thi Đại học. Sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường. Thời gian trôi, chúng tôi vẫn đều đặn về thăm thày giáo cũ của mình, thày Lân, mỗi năm một, hai lần. Cuộc sống uể oải trở mình. Thày lấy vợ và được nhà trường cho mượn một căn phòng nhỏ. Không to hơn túp lều cũ, nhưng ít ra cũng có bốn bức tường gạch hẳn hoi. Rồi cũng gạch, cũng ngói, cũng cơi nới. Dường như công việc xây dựng không thích hợp với thày. Khéo léo xây đắp kiến thức, tâm hồn cho lũ trẻ tinh nghịch như bọn tôi, hết lớp này đến lớp khác, thày vụng về khi vun vén cho mình.
Lần sau đó chúng tôi tới thăm thày, không phải trong căn phòng mới sửa, mà tại Bệnh viện Việt Nam – Cuba. Mấy đứa con gái vốn lắm mồm giờ đứng im thin thít. Trên giường bệnh, thày nằm mệt mỏi trong bộ quần áo ka-ki bạc màu. Thày chúng tôi, thày gượng cười. Đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp thày…
Hơn ba chục năm đó trôi qua. Mái lều xưa không còn nữa. Căn lớp đơn sơ với những khung cửa sổ bằng tre không còn nữa. Lũ học trũ nhỏ của thày giờ tóc đã bắt đầu điểm bạc. Kẻ thành đạt, người vẫn bươn trải với đời. Tuy đôi ba phương trình toán học, mấy bài quỹ tích thày luyện cho chúng tôi hồi nào không còn giúp chúng tôi trong việc mưu sinh, nhưng hẳn thày vẫn giúp chúng tôi biết cách sống nên người.
Quê hương – hai tiếng thật ngọt ngào. Trên mảnh đất xa xôi đó, ở một góc ruộng, là nơi yên nghỉ của thày tôi.
Budapest, 08.2003
H.N.S
Nam Sơn ơi, bài này của Nam Sơn viết về Dịch vọng về thày Lân rất cảm động nên tớ nhờ Sinh viên đánh lại để đưa lên blog cho mọi người cùng đọc đấy. Tụi sinh viên của tớ nhận xét, thời của cô khổ nhưng sao thấy tình cảm thày trò ấm áp, gần gũi và thân thương thế.
Trả lờiXóa